|
|
Doanh nghiệp ở Cần Thơ thiếu thợ giỏi
|
4/25/2009 11:40:00 AM
Đó là thực trạng tại nhiều DN ở Cần Thơ, kể cả DN đang hoạt động trong và ngoài các khu công nghiệp (KCN) 5 KCN tại TP.Cần Thơ hiện thu hút gần 32.000 LĐ, hầu hết là LĐ trẻ. Theo ông Huỳnh Việt Dũng - Phó trưởng ban QL các KCX & KCN Cần Thơ - LĐ làm việc tại các KCN tăng bình quân hàng năm từ 22-50%; lại có thuận lợi là LĐ từ các địa phương khác giảm dần.
Hiện LĐ là cư dân Cần Thơ chiếm khoảng 90%. Tuy nhiên, LĐ tại các KCN có trình độ ĐH chỉ chiếm gần 11%, TC gần 20%; còn lại 70% là LĐPT. Hầu hết LĐPT do các DN tuyển dụng từ các trường phổ thông, LĐ từ các vùng nông thôn, sau đó tự đào tạo. nên đa số vẫn chưa hoàn chỉnh về trình độ chuyên môn kỹ thuật, thiếu tác phong LĐ công nghiệp...
Theo GĐ Vinashin Cần Thơ Võ Thanh Phong, công nhân (CN) tại Cty - và kể cả lực lượng LĐ ngành đóng tàu khu vực ĐBSCL - hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trừ một số ít kỹ sư và CN có tay nghề bậc cao (chỉ khoảng 10%), phần lớn LĐ còn lại tay nghề yếu. Năng suất LĐ không cao.
Thực trạng đó do đa số CN xuất thân từ thành phần nông dân; việc đào tạo kỹ sư, CN kỹ thuật còn nhiều bất cập, thiếu thiết bị hiện đại. Trong khi thiết bị ngành cơ khí (nói chung), ngành đóng tàu (nói riêng) của các DN lại đầu tư mới theo nhu cầu sản xuất. Vì vậy, khi nhận LĐ tại các trường, Cty phải tổ chức đào tạo lại thời gian ít nhất 3 tháng.
Ban Quản lý các KCX & KCN Cần Thơ còn nêu ra một nghịch lý: Trong khi các DN thiếu đội ngũ LĐ có trình độ tổ chức kinh doanh giỏi, thiếu thợ lành nghề bậc cao; thì hàng năm có không ít SV tốt nghiệp ĐH, CĐ, TC ra trường lại khó tìm được việc làm! Phải chăng giữa yêu cầu của thị trường LĐ và việc đào tạo tại các trường vẫn còn "khoảng cách"?
Theo dự báo, với việc thành lập thêm các KCN cùng với các dự án đầu tư mới và các dự án đầu tư mở rộng diện tích thuê đất tại các KCN đang hoạt động, tới năm 2015, các KCN & KCX ở Cần Thơ cần khoảng 80.000 LĐ. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu, ngay từ lúc này cần có chiến lược đào tạo đa ngành nghề với kế hoạch cụ thể hàng năm.
Thực tế đó cho thấy cần có chính sách khuyến khích xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực; triển khai sâu rộng việc đào tạo theo "địa chỉ" với sự gắn kết giữa nhà trường - DN. Cũng có ý kiến cho rằng, nên chăng bỏ chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm đối với các trường, thay vào đó là tổ chức hậu kiểm để giám sát chất lượng đào tạo... |
Lao Động |
| |