Theo bà Dương Thu Hương – Nguyên Phó thống đốc NHNN, nguyên Tổng Thư ký hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, những giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ đã và đang ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Chưa bao giờ bài toán về vốn đối với các doanhh nghiệp này lại quan trọng như vậy trong năm 2012.
Hiện nay, đang có một thực tế diễn ra là nhiều NHTM không dám cho doanh nghiệp vay vốn vì thấy doanh nghiệp đó thiếu minh bạch; còn về phía doanhh nghiệp thì rằng các ngân hàng đang “đánh đồng” khiến họ không thể tiếp cận được vốn. Trả lời câu hỏi “Làm thế nào để vốn của ngân hàng vào được DNNVV và ngân hàng lại bảo toàn được vốn?” lúc này cần có sự can thiệp mạnh hơn nữa của Nhà nước. Cụ thể là phải thành lập một quỹ bảo lãnh doanh nghiệp để “cứu” doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bà Hương cho biết, trên thực tế ơ Việt Nam, trước kia cũng có quỹ này với tên gọi “Quỹ bảo lãnh Chính phủ”, hoạt động theo hình thức ngân hàng và ngân sách nhà nước cùng bỏ vốn. Nhưng với hình thức ngân hàng vừa bỏ vốn lại vừa cho vay mà quỹ này lại ‘nằm” tại các tỉnh chính vì thế đã hoạt động không hiệu quả.
Sau đó, quỹ đã có sự thay đổi chung cho toàn quốc và về giao cho Ngân hàng Phát Triển Việt Nam (VDB) phụ trách. Tuy nhiên, thủ tục khá phức tạp mà trách nhiệm khi rủi ro xảy ra lại “đẩy” về ngân hàng cho vay. Điều đó, đồng nghĩa với việc bảo lãnh bằng không khiến cho quỹ bảo lãnh này không thể vào cuộc.
Việt Nam phải có một mô hình quỹ bảo lãnh nào đó để vốn có thể chảy vào đối tượng DNNVV hoặc những doanh nghiệp có dự án thí điểm – bà Hương nhấn mạnh.
Quỹ đó không đến mức như “tằm ăn rỗi” ngân hàng mất hết vốn mà có thể nguồn vốn vẫn được bảo toàn; đặc biệt là khi mà mỗi dự án đưa ra đều được thẩm định tốt.
Trong lúc hoàn cảnh khó khăn như hiện nay thì ngoài lỗ lực của doanh nghiệp, sự chung tay của các ngân hàng thì cần có bàn tay của Nhà nước dưới dạng quỹ bảo lãnh hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp các doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu t.