Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong hoạt động từ tháng 06/21012, có tổng vốn đầu tư giai đoạn một là 125 triệu USD với tổng sức chứa 505.000 m3, năng lực pha chế 125.000 m3.
Kể từ khi đi vào hoạt động đến tháng 6/2014, số lượng xăng dầu đã vào/ra Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong khoảng 2.200.000 tấn, tương đương 3 triệu m3. Tổng lượng xăng dầu đã pha chế là 93.212 tấn.
Theo Giấy phép đầu tư số 2551/GP/BKHĐT, ngày 21/02/2006 và theo Quyết định số 264/QĐ-TTg ngày 30/01/2013 của Thủ Tướng và Thông Tư số 88/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 của Bộ Tài Chính, Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong đã và đang thực hiện pha chế xăng/dầu cho các khách hàng nước ngoài gửi hàng tại Kho.
Công ty Liên doanh không có chức năng kinh doanh xăng dầu mà chỉ kinh doanh kho và pha chế cho chủ hàng khi có yêu cầu . Các Thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu sẽ mua/nhập khẩu xăng dầu của Nhà cung cấp gửi hàng tại kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong như nhập khẩu từ nước ngoài .
Hiện tại, vốn điều lệ của Công ty liên doanh Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong là 674,1 tỷ đồng, trong đó phần góp vốn của Petrolimex là 54,3%.
Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong hoạt động từ tháng 06/21012, có tổng vốn đầu tư giai đoạn một là 125 triệu USD với tổng sức chứa 505.000 m3, năng lực pha chế 125.000 m3.
Kể từ khi đi vào hoạt động đến tháng 6/2014, số lượng xăng dầu đã vào/ra Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong khoảng 2.200.000 tấn, tương đương 3 triệu m3. Tổng lượng xăng dầu đã pha chế là 93.212 tấn.
Theo Giấy phép đầu tư số 2551/GP/BKHĐT, ngày 21/02/2006 và theo Quyết định số 264/QĐ-TTg ngày 30/01/2013 của Thủ Tướng và Thông Tư số 88/2013/TT-BTC ngày 28/06/2013 của Bộ Tài Chính, Kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong đã và đang thực hiện pha chế xăng/dầu cho các khách hàng nước ngoài gửi hàng tại Kho.
Công ty Liên doanh không có chức năng kinh doanh xăng dầu mà chỉ kinh doanh kho và pha chế cho chủ hàng khi có yêu cầu . Các Thương nhân đầu mối nhập khẩu xăng dầu sẽ mua/nhập khẩu xăng dầu của Nhà cung cấp gửi hàng tại kho xăng dầu Ngoại quan Vân Phong như nhập khẩu từ nước ngoài .
Hồi tháng 6 vừa qua, Công ty Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong có vướng câu chuyện nhập xăng dầu từ nước ngoài về để pha chế, với kỳ vọng sẽ nhận được chứng nhận xuất xứ (C/O) Việt Nam.
Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hóa dầu nhận xét, 3 lô hàng nhập khẩu để pha chế này về nguyên tắc đã là xăng thành phẩm ở nước ngoài. Việc pha chế ra xăng RON 92 nói trên không thay đổi thành phần hóa học của sản phẩm, cũng như không làm thay đổi tính chất sẵn có của hai loại xăng đầu vào dùng để pha chế.
Nhiều chuyên gia cho rằng, để hiểu mục tiêu có được C/O Việt Nam như đề nghị của VPT, thì cần phải nghiên cứu kỹ hơn các quy định về thương mại và thuế liên quan đến kinh doanh xăng dầu, một hoạt động vốn được xem là khá đặc thù và không phải doanh nghiệp nào cũng được cấp phép hoạt động.
Do xăng dầu là mặt hàng đặc thù và quy trình pha chế tại Việt Nam có thể không tạo ra xuất xứ Việt Nam theo quy định hiện hành, để đảm bảo quy định về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi cho công tác quản lý của cơ quan hải quan, Bộ Tài chính cũng đã có hướng dẫn số 7559/TCHQ-GSQL (tháng 6/2014) yêu cầu, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải khai đầy đủ các nội dung trên tờ khai hải quan theo quy định, trong đó có thông tin về xuất xứ hàng hóa. Trường hợp có yêu cầu hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo FTAs, doanh nghiệp phải nộp C/O theo quy định. Đối với các trường hợp khác, doanh nghiệp tự khai và tự chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa (không phải nộp C/O).
Trường hợp lô hàng nhập khẩu vào nội địa được pha chế từ xăng dầu có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước khác nhau thì doanh nghiệp khai đại diện 01 nước tại ô xuất xứ hàng hóa trên tờ khai và khai báo xuất xứ các nước tại ô mô tả hàng hóa: “xăng dầu được pha chế từ xăng dầu có xuất xứ từ những nước.... (trong đó ghi đầy đủ tên các nước xuất xứ của các lô hàng xăng dầu đã dùng để pha chế)”.