Theo đề xuất của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Dự án sẽ nạo vét mở rộng phía bờ Nam đoạn Chợ Gạo từ Km12+000 - Km21+700; kè kết cấu thảm đá dày 30cm bờ Nam kênh Chợ Gạo đoạn Km12+000 - Km21+300; kè đứng phía bờ Nam đoạn thị trấn chợ Gạo, phạm vi từ Km21+300 - Km21+900, dài khoảng 600m, kết cấu cừ ván BTCL DUWL SW940 đồng thời xây dựng mới khoảng 23 cống thoát nước và trạm thu phí.
Tổng mức đầu tư dự (đã bao gồm lãi vay) của Dự án là 1.388 tỷ đồng , trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư 15%, vốn vay 85%,tThời gian thu phí hoàn vốn: khoảng 17 năm 10 tháng.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, cho thấy dự án khả thi về mặt tài chính khi thực hiện đầu tư giai đoạn 2 theo hình thức BOT, với điều kiện nhà đầu tư được thu phí sử dụng đường thủy nội địa trên toàn bộ tuyến kênh với chiều dài 28,6 km để hoàn vốn đầu tư.
Theo đề xuất, nhà đầu tư chỉ thu phí với các tàu thương mại vận tải hàng hóa có trong tải toàn phần lớn hơn 100 tấn; đối với phương tiện chuyên dùng quy đổi 1 mã lực tương đương 1 tấn trọng tải; đối với tàu chở khách quy đổi 1 ghế hành khách tương đương 1 tấn trọng tải, 0 giường nằm tương đương06 ghế hành khách. Mức thu phí là 50 đồng/tấn.km, tương đương 1.430 đồng/tấn (tính trên chiều dài kênh là 28,6 km); tăng phí 3 năm một lần, mỗi lần tăng 3%.
Dự kiến, Dự án thu phí thủ công trực tiếp tại các trạm thu phí, kết hợp thu phí qua đang kiểm, hệ thống cảng vụ và công nghệ không dừng công nghệ ETC. Nhà đầu tư có thể đề xuất các phương án thu phí khác mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án mà không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Kênh Chợ Gạo là một con kênh đào tại tỉnh Tiền Giang, nối liền sông Tiền Giang với sông Vàm Cỏ. Đoạn kênh là tuyến đường giao thông thuỷ huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long. Kênh là một đốt sống quan trọng bậc nhất của hệ thống kênh nối liền TP Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây.
Dự án đầu tư xây dựng Nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo thuộc 2 tỉnh Tiền Giang và Long An, có điểm đầu tại Km0 (ngã ba sông Vàm cỏ), điểm cuối tại Km28+687 (ngã ba sông Tiền). Dự án có chiều dài 28,687 km, với tổng mức đầu tư là 2.263,7 tỷ đồng; theo đó, phân kì thực hiện đầu tư dự án theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2013 -2015) với mức đầu tư là 787 tỷ đồng, giai đoạn 2 (từ năm 2016 - 2017) là 1.477.
Kênh Chợ Gạo sau khi nạo vét sẽ đạt tiêu chuẩn cấp II ĐTNĐ, có chiều rộng chạy tàu 55m; chiều sâu 3,1m. Theo số liệu thống kê, có khoảng 1.800 lượt tàu thuyền lưu thông trên tuyến kênh này mỗi ngày đêm. Dự án sau khi hoàn thành sẽ giải quyết được ùn tắc giao thông thủy trên toàn tuyến, kết nối giao thông thủy giữa các tỉnh ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh. Đồng thời chống xói lở bờ kênh, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trong khu vực.
Đến nay, giai đoạn 1 của Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (bố trí cho dự án giai đoạn 2012÷2015) đã cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng, bước đầu phát huy tốt hiệu quả dự án như: giảm thời gian lưu thông và tình trạng ùn tắc trên tuyến, nâng cao năng lực vận tải và tăng cường an toàn giao thông thủy; đồng thời, ngăn ngừa hiện tượng xói lở bờ, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng dân cư sống dọc theo tuyến kênh; góp phần cải tạo bộ mặt đô thị, nông thôn sau khi đường dân sinh trong khuôn khổ dự án được xây dựng dọc theo kênh. Tuy vậy, phía bờ Nam kênh Chợ Gạo, dự kiến thực hiện ở giai đoạn 2 hiện chưa thể triển khai được do khó khăn về bố trí vốn ngân sách.