Đặt làm trang chủ    Thêm vào Favorites
Khu Công Nghiệp Thủ đô Hà Nội
Danh Mục
Giới thiệu về Thủ đô
  Giới thiệu chung
Hà Nội, trước đây được gọi là Thăng Long – “mảnh đất rồng bay”, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thuộc Châu thổ sông Hồng là nơi hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, thương mại, giao dịch quốc tế và du lịch. Với hệ thống mạng lưới giao thông đồng bộ, bao gồm đường bộ, đường sông, đường sắt, và đường hàng không, đã khiến Hà Nội trở thành một địa điểm thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp. Các tập đoàn lớn như Canon, Yamaha, Motor và hàng trăm các nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã thành lập nhà máy tại đây. Qua hàng nghìn năm phát triển, Hà Nội luôn là trung tâm văn hoá lớn có sức hấp dẫn của cả nước nói riêng và trên thế giới nói chung.
 
Công trình Keangnam Hanoi Lanmark Tower
 
Bên cạnh đó, Hà Nội còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Phần lớn các chuyên gia đầu ngành đang công tác, nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở thủ đô. Mảnh đất này tự hào là cái nôi rèn luyện và tạo dựng các thế hệ trí thức của thời đại mới.
  Điều kiện tự nhiên
Vị trí Thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam
- Diện tích: 3.324,92 km²
- Vị trí địa lý:
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam. Hà Nội nằm ở vị trí:
      • Vĩ độ bắc: 20053' - 21023'
      • Kinh độ đông: 105044' - 106002'
      • Giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía Nam;Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở phía Tây.
 
Hiện tại, ranh giới thủ đô đã được mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) và 4 xã Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.  
Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Khí hậu Hà Nội có sự thay đổi và khác biệt giữa hai mùa nóng và lạnh.
+ Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 29, 2ºC.
+ Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 15, 2ºC.
+ Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
• Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1.245 mm.     
 Khí hậu bình quân của Hà Nội
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Trung bình cao °C (°F)
19 (66)
19 (67)
22 (72)
27 (80)
31 (87)
32 (90)
32 (90)
32 (89)
31 (88)
28 (82)
24 (76)
22 (71)
Trung bình thấp °C (°F)
14 (58)
16 (60)
18 (65)
22 (71)
25 (77)
27 (80)
27 (80)
27 (80)
26 (78)
23 (73)
19 (66)
16 (60)
Lượng mưa mm (inch)
20.1 (0.79)
30.5 (1.20)
40.6 (1.60)
80 (3.15)
195.6 (7.70)
240 (9.45)
320 (12.6)
340.4 (13.4)
254 (10.0)
100.3 (3.95)
40.6 (1.60)
20.3 (0.80)
Nguồn: The Weather Channelvà Asia for Visitors 27 tháng 12 năm 2008
- Địa hình: thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển, 3/4 diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng.
  Điều kiện xã hội
 
Hà Nội là thủ đô đồng thời cũng là thành phố lớn thứ hai Việt Nam về dân số với 6,233 triệu người (2008). Với diện tích 927,99 km2, thành phố trải dài trên 50 km chiều dài và 30 km chiều rộng.
 

Thiếu nữ và mùa hoa ban ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
- Mật độ dân số:
Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các vùng sinh thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2.881 người/km2 (mật độ trung bình ở nội thành 19.163 người/km2, riêng quận Hoàn Kiếm là 37.265 người/km2, ở ngoại thành 1.721 người/km2). Mật độ này cao gấp gần 12 lần so với mức trung bình của cả nước, gần gấp đôi mật độ dân số của vùng đồng bằng sông Hồng và là thành phố có mật độ cao nhất cả nước.   
 
Là một thành phố lớn của cả nước, mật độ dân số ở Hà Nội khá cao và tăng nhanh cùng với quá trình đô thị hoá, có sự chênh lệch rất lớn giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành. Quận Hoàn Kiếm có mật độ dân số cao nhất (tới 37.258 người/km2), gấp 48 lần so với nơi có mật độ dân số thấp nhất của thành phố là huyện Sóc Sơn (772 người/km2).
 
-Lực lượng lao động:
Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.
  Giao thông - Cơ sở hạ tầng
Xe máy là phương tiện giao thông chủ yếu ở Hà Nội.
Một nút giao thông trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Kiều Minh
 
Bên cạnh sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt.
 
+ Giao thông đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc huyện Gia Lâm. Từng là sân bay chính của Hà Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch.
+ Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu.
+ Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp quốc gia theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng, quốc lộ 5A đi Hải Phòng, Quảng Ninh, quốc lộ 6 đi Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, quốc lộ 32 đi Phú Thọ...
+ Giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
 
Theo quy hoạch giao thông Hà Nội được Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt năm 2008, chi phí cho phần phát triển đường bộ lên tới 100.000 tỷ đồng. Ba tuyến đường vành đai, 30 tuyến đường trục chính cùng nhiều tuyến phố sẽ được xây dựng mới hoặc cải tạo lại.
  Kinh tế
Vị thế trung tâm kinh tế của Hà Nội đã được thiết lập từ rất lâu trong lịch sử. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế của cả quốc gia. Năm 2007, GDP của thành phố tăng khoảng 12,1%, tổng giá trị xuất khẩu đạt trên 4 tỷ USD, tổng thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người của Hà Nội lên tới 31,8 triệu đồng, trong khi con số của cả Việt Nam là 13,4 triệu.
 
Cơ cấu kinh tế Hà nội 2001-2010
Đơn vị: %                                      
                                          Năm
Các ngành kinh tế
2000
2001
2005
2010
- Công nghiệp
38,0
38,7
41,5
42
- Dịch vụ
58,2
57,6
55,5
56
- Nông nghiệp
3,8
3,7
3,0
2,0
(Nguồn: www.hanoi.gov.vn )
  Du lịch

Với lịch sử lâu đời 1.000 năm tuổi, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Thủ đô Hà Nội thực sự là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Du lịch Hà Nội luôn là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích lịch sử, có thế mạnh và đủ điều kiện để phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và hội thảo.


Chùa Một Cột - một công trình cổ hiện nằm trong khu phố Pháp.

So với các tỉnh, thành phố khác của Việt Nam, Hà Nội là một thành phố có tiềm năng để phát triển du lịch. Trong nội ô, cùng với các công trình kiến trúc, Hà Nội còn sở hữu một hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam. Thành phố cũng có nhiều lợi thế trong việc giới thiệu văn hóa Việt Nam với du khách nước ngoài thông qua các nhà hát sân khấu dân gian, các làng nghề truyền thống...

  Hành chính sự nghiệp
Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội còn được xếp vào đô thị loại đặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động trên 90%, quy mô dân số trên 1,5 triệu, mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km² trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh...

Sau những thay đổi về địa giới và hành chính năm 2008, Hà Nội hiện có 29 đơn vị hành chính cấp huyện – gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị xã – và 577 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn.

Hà Nội gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai và huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai,Phú Xuyên, Thường Tín, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Thanh Oai, Mê Linh và thành phố Hà Đông, thành phố Sơn Tây.
  Liên kết & liên hệ
KCN Thủ đô Hà Nội
VIIPIP PROPERTIES

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Bắc

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Nam

MEKONG DELTA

Trang Chủ | Tin Tức | Tìm Kiếm | So Sánh| Thỏa Thuận Sử Dụng | Tra cứu mã số thuế cá nhân | Liên hệ

CÔNG TY TƯ VẤN QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG
KK11 Ba Vì, Phường 15, Quận 10 - Thành Phố Hồ Chí Minh
®Ghi rõ nguồn : http://viipip.com  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.