Đặt làm trang chủ    Thêm vào Favorites
Khu Công Nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc
Danh Mục
Giới Thiệu Tỉnh
  Giới thiệu chung

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60 km về phía bắc. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt, thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.

Tỉnh Vĩnh Phúc có thể nói được thiên nhiên ban tặng cho nhiều lợi thế lớn. Về điều kiện tự nhiên, với núi Tam Đảo làm chủ cốt phía Bắc - Đông Bắc có sông Hồng, Sông Lô bao bọc, phía Nam Đông Nam có gò đồi nối tiếp xuống đồng bằng Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên cùng các điểm tụ thuỷ: Đầm Vạc, Đầm Dưng, Vực Xanh, Đầm Và… tạo nên một cảnh trí tự nhiên tươi đẹp, ổn định gắn với đa dạng sinh thái, cảnh quan. Có vị thế địa lý - giao thông thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn lao động giàu tiềm năng cho phát triển trong lợi thế so sánh khu vực về kinh tế - xã hội, văn hóa - du lịch.

  Điều kiện tự nhiên

-       Diện tích: 1.231,76 km2

 

-       Vị trí địa lý:
 
Vĩnh Phúc nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau:
            + Phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang
            + Phía tây giáp tỉnh Phú Thọ
            + Phía đông và phía nam giáp thủ đô Hà Nội
 
-       Khí hậu:
 
Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1300 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1400 mm, độ ẩm trung bình là 84 - 85%.
 
-       Địa hình:
 
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi, hết sức thuận tiện cho phát triển nông – lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch – dịch vụ.
Vùng trung du và miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều hồ nước, như hồ Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc. Đây là những nơi có tiềm năng đa dạng cho phát triển thuỷ lợi, nuôi cá, xây dựng, phát triển các khu du lịch và thể thao.
  Điều kiện xã hội

 -       Dân số & lao động:

Dân số gần 1,2 triệu người (theo thống kê năm 2007).
Trong đó:
+ Mật độ dân số trung bình: 867 người/km2.
+ Dân số thành thị: 205.100 người
+ Dân số nông thôn: 985.300 người
+ Nam: 577.500 người
+ Nữ: 612.900 người
 
-       Giao thông & cơ sở hạ tầng:
 
Tỉnh có nhiều đường giao thông thuỷ, bộ chạy qua như tuyến đường sắt liên vận Hà Nội – Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), tuyến đường thuỷ sông Hồng, Sông Lô và quốc lộ 2 nối liền Vĩnh Phúc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.
 
Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng và tương đối phát triển, có hệ thống đường bộ, đường thủy, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài nên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đối ngoại, là điểm đầu của quốc lộ 18 đi cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có đường sắt Hà Nội-Lào Cai, đường quốc lộ 2 chạy dọc tỉnh. Chảy qua Vĩnh Phúc có 4 dòng chính: sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy và sông Cà Lồ. Hệ thống sông Hồng là tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho tàu bè.
 
-       Kinh tế:
 
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt 280 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 ước đạt 716,229 triệu USD, Khu vực nhập khẩu tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp FDI chiếm 96,14% tổng kim ngạch nhập khẩu.
 
Trong năm 2007, tỉnh đã thu hút được 67 dự án đầu tư mới và 19 dự án tăng vốn.
Vĩnh Phúc có 7 khu công nghiệp là Khu công nghiệp Kim Hoa, Khai Quang, Minh Quang, Bình Xuyên, Chấn Hưng, Sơn Lôi, Bá Thiện và 6 cụm công nghiệp là Hương Canh, Lai Sơn, Hợp Thịnh, Tân Tiến, Đạo Tú với diện tích quy hoạch gần 2.500ha. Để thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư nước ngoài và đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh, Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống như: Mộc Bích Chu, rèn Lư Nhân, Đá Hải Lựu, Gốm Hương Canh…tiếp tục phát triển các nghề mới như: Mây tre đan xuất khẩu, ươm tơ.. Hiện nay Vĩnh Phúc là tỉnh đứng vị trí thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và là một trong 7 tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
  Du lịch

Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế và văn hoá trong quá tŕnh phát triển của đất nước. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng như: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, đền thờ Quốc mẫu Tây Thiên. Tây Thiên - Tam Đảo là “Địa linh” lớn của cả nước, là quần thể danh thắng nổi tiếng một vùng, bởi lẽ nơi đây hội tụ cả 3 yếu tố: Tâm linh - tín ngưỡng và cảnh quan thiên nhiên.

  Hành chính sự nghiệp

-       Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Vĩnh Yên,  Thị xã Phúc Yên và 7 huyện:Bình Xuyên,Lập Thạch,Sông Lô, Tam Dương,Tam Đảo,Vĩnh Tường,  Yên Lạc.

-       Trung tâm hành chính: Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh.
KCN Tỉnh Vĩnh Phúc
VIIPIP PROPERTIES

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Bắc

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Nam

MEKONG DELTA

Trang Chủ | Tin Tức | Tìm Kiếm | So Sánh| Thỏa Thuận Sử Dụng | Tra cứu mã số thuế cá nhân | Liên hệ

CÔNG TY TƯ VẤN QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG
KK11 Ba Vì, Phường 15, Quận 10 - Thành Phố Hồ Chí Minh
®Ghi rõ nguồn : http://viipip.com  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.