Danh Mục
Danh Sách Nhà Đầu Tư
- Công ty TNHH Ngọc Anh
- Công ty TNHH SX-CN-TM- DV Giahu
- Công ty Cổ phần sợi Phú Bài
- Công ty Cổ phần xây dựng & Sản xuất Vật liệu số 7
- Công ty TNHH Sơn Hoàng Gia
- Công ty TNHH Nhà nước một Thành viên Khoáng sản Thừa Thiên Huế
- Công ty TNHH Quốc tế Kugler
- Công ty Cổ phần Frit Huế
- Công ty CP Thế Kỷ Mới
- Công ty LD Xà Gồ Việt Đài
Giới thiệu về Tỉnh
Thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Công; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới với Lào. Với vị thế đó, Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Với vị trí thuận lợi này, Thừa Thiên Huế có điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới.
Bên cạnh đó, với hai di sản văn hoá nhân loại đã được UNESCO công nhận là Nhã nhạc cung đình Huế và Quần thể di tích Cố đô Huế, Thừa Thiên Huế xứng đáng là Trung tâm văn hóa của cả nước và là trung tâm của con đường hành trình di sản văn hoá thế giới của Việt Nam gồm: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - đường Hồ Chí Minh đã tạo ra sự liên kết về du lịch với các tuyến du lịch ở Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam,... Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế.
Ngoài những tài sản bề nổi có thể dễ dàng nhận thấy, trong lòng đất sâu thẳm, Thừa Thiên Huế còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản có trữ lượng lớn như: đá vôi, đá granít đen và xám có thể khai thác, chế biến hàng chục nghìn m3/năm, mỏ cao lanh, than bùn, oxyttiane, nước khoáng, các tài nguyên rừng và biển.
Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Hệ thống đầm phá nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70km, diện tích 22.000 ha là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam Á, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải sản đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Song có lẽ, yếu tố con người mới có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu tư đến với Huế. Người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế. Với những thuận lợi đã nêu trên, Huế đang dang tay chào đón các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư.
- Tổng diện tích tự nhiên: 5053,99km2.
- Vị trí địa lý:
+ Toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào, phía Đông được giới hạn bởi Biển Đông.
Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông-Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9, tọa lạc hai bên bờ dòng sông Hương. Huế nằm ở phía bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112km. Huế cách biển Thuận An 12 km, cách sân bay Phú Bài 8 km, cách Cảng nước sâu Chân Mây 50 km.
- Địa hình: có cấu tạo dạng bậc khá rõ ràng.
+ Địa hình núi chiếm khoảng ¼ diện tích, nằm ở biên giới Việt Lào và kéo dài đến Đà Nẵng.
+ Địa hình trung du chiếm ½ diện tích, độ cao phần lớn dưới 500m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải, phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài trăm mét.
+ Đồng bằng của tỉnh là một phần của tỉnh duyên hải miền trung, bền ngang hẹp và bề dọc kéo dài theo hướng tây - bắc, đông - nam, song song với bờ biển.
- Khí hậu:
Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, trời nóng nực oi bức, nhiệt độ có khi lên tới 35-40 độ C. Tháng 8 đến tháng 1 là mùa mưa, trong đó từ tháng 10 trở đi là mùa bão lụt, nhiệt độ trung bình 20 độ C, có khi xuống thấp đến 9 độ C. Mùa xuân kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 2.
Huế với sông Hương |
- Sông ngòi:
Hầu hết các sông lớn của Thừa Thiên Huế đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá, đổ ra biển như sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi... Trong đó sông Hương là con sông lớn nhất, có diện tích lưu vực khoảng 300 km2.
- Dân số năm 2005 là 1.134.480 người.
- Mật độ dân số: 3.997,6/km² (10.353,9/mi²)
- Các dân tộc chính là: Tà Ôi, Ka Tu, Pa Kô, Pa Hy, Vân Kiều…
Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng, biển rất kỳ thú và hết sức hấp dẫn với địa danh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, cửa An Thuận, bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, đầm phá Tam Giang…
Cố đô Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam , hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá thế giới với những công trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, Huế có hàng trăm chùa chiền với kiến trúc độc đáo và một kho tàng văn hoá phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình. Thừa Thiên - Huế còn lưu giữ được giữa lòng đô thị Huế nhiều nhà vườn, phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao Vinh. Đặc biệt, Thừa Thiên - Huế là nơi lưu giữ nhiều di chỉ, hiện vật cổ của nền văn hoá Chăm. Mặt khác, đây cũng là nơi có truyền thống cách mạng oanh liệt, còn giữ nhiều di tích liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng tiền bối và nhiều địa danh lịch sử về hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ như: chiến khu Dương Hoà, Hoà Mỹ, A Lưới, đường mòn Hồ Chí Minh…
Thành phố Huế có 27 đơn vị hành chính, gồm 24 phường và 3 xã:
+ Phường: An Cựu, An Đông, An Hoà, An Tây, Hương Sơ, Kim Long, Phú Bình, Phú Cát, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Hòa, Phú Hội, Phú Nhuận, Phú Thuận, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Tây Lộc, Thuận Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Trường An, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Xuân Phú.
+ Xã: Hương Long, Thủy Biều, Thủy Xuân.
KCN Tỉnh Thừa Thiên Huế
Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Bắc
-
Thủ đô Hà Nội
14 khu công nghiệp -
Tỉnh Vĩnh Phúc
6 khu công nghiệp -
Tỉnh Quảng Ninh
4 khu công nghiệp -
Tỉnh Bắc Ninh
15 khu công nghiệp -
Thành phố Hải Phòng
5 khu công nghiệp -
Tỉnh Hưng Yên
5 khu công nghiệp -
Tỉnh Hải Dương
11 khu công nghiệp -
Hà Nam
2 khu công nghiệp -
Bắc Giang
1 khu công nghiệp -
Nam Định
2 khu công nghiệp
Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung
-
Thành Phố Đà Nẵng
6 khu công nghiệp -
Tỉnh Khánh Hòa
5 khu công nghiệp -
Tỉnh Quảng Ngãi
6 khu công nghiệp -
Tỉnh Quảng Nam
9 khu công nghiệp -
Tỉnh Bình Định
7 khu công nghiệp -
Tỉnh Phú Yên
4 khu công nghiệp -
Gia Lai
1 khu công nghiệp -
ĐĂK NÔNG
1 khu công nghiệp -
ĐĂK LĂK
1 khu công nghiệp -
KON TUM
0 khu công nghiệp -
Thanh Hoá
1 khu công nghiệp
Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Nam
-
Bình Thuận
6 khu công nghiệp -
Thành Phố Hồ Chí Minh
22 khu công nghiệp -
Tỉnh Đồng Nai
31 khu công nghiệp -
Tỉnh Bình Dương
28 khu công nghiệp -
Tỉnh Long An
36 khu công nghiệp -
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
11 khu công nghiệp -
Tỉnh Tây Ninh
4 khu công nghiệp -
Tỉnh Tiền Giang
5 khu công nghiệp -
Tỉnh Bình Phước
7 khu công nghiệp