Đặt làm trang chủ    Thêm vào Favorites
Khu Công Nghiệp Tỉnh Hải Dương
Danh Mục
Giới Thiệu Tỉnh

  Giới thiệu chung

Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

  Điều kiện tự nhiên

 

-       Diện tích: 1662 Km2
 
-       Vị trí địa lý:
      Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau:
+ Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng
+ Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên
+ Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
                + Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
           
-       Khí hậu:
        Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1524  giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%. 
 
-       Địa hình:
Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

 

  Điều kiện xã hội

-       Dân số & lao động:

Dân số hơn 1,7 triệu người (theo thống kê năm 2008).
Trong đó:
+ Mật độ dân số trung bình: 1.044,26 người/km2.
+ Dân số thành thị: 272 000 người
+ Dân số nông thôn: 1 451 000 người
+ Nam: 842 200 người
+ Nữ: 891 000 người
 
-       Giao thông & cơ sở hạ tầng:
 
 
 
 
 
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
 
-       Kinh tế:
 
Năm 2008, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,5%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13 %. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%.
 
Giá trị hàng hoá xuất khẩu ước đạt 420 triệu USD, tăng 73,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, chủ yếu tăng do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 85,7%). Tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 440 triệu USD, tăng 47,9% so với cùng kỳ năm trước.
 
Đến nay Hải Dương đã quy hoạch 10 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.719 ha. Với chính sách thông thoáng, ưu đãi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, với lợi thế vị trí thuận lợi, Hải Dương đã thu hút nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp. Đến hết tháng 10/2008 đã thu hút 350,2 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó cấp giấy chứng nhận đầu tư mới cho 37 dự án ( tăng 9 dự án), tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2007. Ước tính vốn đầu tư thực hiện của các dự án năm 2008 đạt 300 triệu USD, tăng 27,6% so với năm 2007.
 
  Du lịch

Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử ,văn hoá và danh lam thắng cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn di tích có giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm tự hào của nhân dân địa phương.

Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu bước đầu, 127 di tích và cụm di tích các loại được xếp hạng Quốc gia, đứng hàng thứ tư về số lượng di tích xếp hạng theo đơn vị tỉnh và thành phố trong cả nước. Trong số những di tích đã xếp hạng có: 65 đình, 43 chùa, 33 đền-miếu-đàn, 1 nhà thờ họ, 1 cầu đá, 4 di tích lịch sử cách mạng, 5 danh thắng, 6 lăng mộ, 1 văn miếu, 1 di tích khảo cổ học, 3 hệ thống hang động. Trong số các di tích đã xếp hạng, có 2 di tích được xếp vào hạng đặc biệt quan trọng, đó là khu di tích Côn Sơn và đền thờ Kiếp Bạc.
  Hành chính sự nghiệp

-       Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương và 11 huyện: Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang,  Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang.

-       Trung tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh.
KCN Tỉnh Hải Dương
VIIPIP PROPERTIES

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Bắc

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Nam

MEKONG DELTA

Trang Chủ | Tin Tức | Tìm Kiếm | So Sánh| Thỏa Thuận Sử Dụng | Tra cứu mã số thuế cá nhân | Liên hệ

CÔNG TY TƯ VẤN QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG
KK11 Ba Vì, Phường 15, Quận 10 - Thành Phố Hồ Chí Minh
®Ghi rõ nguồn : http://viipip.com  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.