Danh Mục
Danh Sách Nhà Đầu Tư
Giới Thiệu Về Tỉnh
Bình Phước đã hình thành một số KCN trọng điểm (KCN Chơn Thành, KCN Tân Khai, KCN Minh Hưng, KCN Minh Thành…) thu hút nhiều dự án lớn.
Bình Phước còn có tài nguyên, khoáng sản phong phú, là nơi hội tụ các con sông lớn: sông Đồng Nai, sông Bé và sông Sài Gòn. Đây là những yếu tố quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm tiêu dùng và phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp.
Để đẩy nhanh tiến độ phát triển ngành Công nghiệp, Bình Phước đã đề ra phương hướng cụ thể phát triển công nghiệp trong thời gian tới. Coi trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo cung ứng khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho nhu cầu xuất khẩu.
Để đẩy nhanh tiến độ phát triển ngành Công nghiệp, Bình Phước đã đề ra phương hướng cụ thể phát triển công nghiệp trong thời gian tới. Coi trọng phát triển công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo cung ứng khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn cho nhu cầu xuất khẩu.
Huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế, cần thể hiện rõ quan điểm: dựa vào các nguồn lực nội tại là chính, tranh thủ tối đa các yếu tố ngoại lực đặc biệt vốn đầu tư, khoa học công nghệ, là những vấn đề cấp bách để tỉnh Bình Phước phát triển kinh tế với tốc độ nhanh hơn và có chất lượng cao hơn. Tỉnh cũng cần từng bước hình thành Tổ chức Tư vấn giúp các doanh nghiệp thông tin về cơ hội đầu tư, thị trường, công nghệ... Bổ sung điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển nhanh nền sản xuất công nghiệp của Tỉnh.
- Diện tích: 6.856 km2
- Vi trí địa lý
Bình Phước là một tỉnh miền núi, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, Nam giáp tỉnh Bình Dương, Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia, có hơn 240 km đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. (Vĩ độ từ 11 0 22’ đến 12 0 16 ’ Bắc
Kinh độ từ 102 0 8’ đến 107 0 28’ Đông
Trung tâm văn hóa - kinh tế của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km.
Kinh độ từ 102 0 8’ đến 107 0 28’ Đông
Trung tâm văn hóa - kinh tế của Bình Phước hiện nay là thị xã Đồng Xoài, cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km.
- Khí hậu
Khí hậu tỉnh Bình Phước mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa phân biệt rõ rệt. Do nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo nên có nhiệt độ trung bình hàng năm khá cao từ 25,6oC đến 27,3oC.
Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 77,8% đến 84,2%.
Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc và Tây Nam theo 2 mùa.
Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 77,8% đến 84,2%.
Bình Phước chịu ảnh hưởng của 3 hướng gió: chính Đông, Đông Bắc và Tây Nam theo 2 mùa.
+ Mùa khô: Gió chính Đông chuyển dần sang Đông – Bắc, tốc độ bình quân 3,5m/s.
+ Mùa mưa: Gió Đông chuyển dần sang Tây - Nam , tốc độ bình quân 3,2 m/s.
Khí hậu theo hai mùa: mưa - khô
+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
+ Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Địa hình
Địa hình vùng lãnh thổ tỉnh Bình Phước có thể xếp vào loại cao nguyên ở phía bắc và Đông Bắc, dạng địa hình đồi, thấp dần về phía Tây và Tây Nam
|
|
Tổng diện tích tự nhiên
|
685.735 ha
|
Đất nông nghiệp
|
470.000 ha
|
Đất ở
|
251 ha
|
Đất lâm nghiệp
|
170.000 ha
|
Đất chuyên dùng
|
45.484 ha
|
Đất chưa sử dụng
|
|
Dân số
|
53.926 người
|
- Dân số & lao động
Dân số của tỉnh hiện nay có hơn 820 ngàn dân, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh chiếm 20% dân số, bao gồm 41/54 dân tộc anh em của Việt Nam.
- Giao thông / Cơ sở hạ tầng
Tỉnh Bình Phước có vị trí địa lý và đường giao thông tương đối thuận lợi, có xa lộ Bắc Nam và đường sắt xuyên Á đi qua, không cách xa trung tâm TP.HCM; có thị trường rộng lớn của vùng Tây Nguyên, các tỉnh miền Trung và các nước khu vực Đông Nam Á.
Thị xã Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 110km, là cửa ngõ cầu nối của vùng với vùng Tây Nguyên và vương quốc Campuchia.
Hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh tương đối hoàn chỉnh với tổng số đường bộ trên địa bàn tỉnh đã tăng lên 402 tuyến, trong đó có 2 tuyến quốc lộ do TW quản lý, 13 tuyến tỉnh lộ do Tỉnh quản lý và 387 tuyến do huyện thị quản lý. Với tổng chiều dài đường giao thông là 3.709km, trong đó đường bê tông nhựa 9 tuyến/229,36km, chiếm 6,18%, đường láng nhựa 42 tuyến/675,83 km, chiếm 18,22%, đường cấp phối sỏi đỏ là 169 tuyến/2.071,61 km chiếm 55,85% còn lại là đường đất, cầu bê tông, cầu sắt, cầu dã chiến.
Một số đường huyết mạch nối với vùng kinh tế trọng điểm và Vương Quốc Campuchia:
+ Quốc lộ 14 nối Tây Nguyên (đường Trường Sơn công nghiệp hoá) qua Bình Phước về Thành phố Hồ Chí Minh với 112.70km là đường bê tông nhựa. § Quốc lộ 13 từ Thành Phố Hồ Chí Minh đi Bình Phước. Điểm đầu từ cầu Tham Rớt (ranh tỉnh Bình Dương) đến điểm cuối là cửa khẩu Hoa Lư (ranh Vương quốc Campuchia)
+ Bản đồ Giao thông (Map)
- Kinh tế
Trong những năm qua Bình Phước có nhiều chuyển biến tích cực trong mọi lĩnh vực, đã định hướng phát triển kinh tế xã hội phù hợp với định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đảm bảo tính bền vững – từ đó chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường. Điều này đã giúp tỉnh Bình Phước có những thành tựu rất đáng khích lệ.
Tỉnh đã khai thác tốt nguồn nguyên liệu tại chỗ để phát triển công nghiệp chế biến: cao su thành phẩm, nhân hạt điều, tinh bột sắn… Sau 10 năm, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15,51 lần, bình quân mỗi năm tăng 35,61%, tỉ trọng công nghiệp (không kể xây dựng) trong GDP tăng từ 2,43% (năm 1997) lên 15,37% (năm 2006). Nhờ có các con sông lớn mà Bình Phước đã xây dựng được nhiều công trình thủy điện: thủy điện Thác Mơ (150 MW), thủy điện Cần Đơn (72 MVA) và một số thủy điện đang thi công khác.
+ GDP (biểu đồ):
GDP năm 2006 tăng gấp 2,94 lần năm 1997,
Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 1997-2006: 12,75%/năm
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 18,50% (2006), dịch vụ 27,99% (2006) và nông - Lâm nghiệp 53,51% (2006).
Thu nhập của nhân dân không ngừng được nâng lên. GDP bình quân đầu người/năm: 197USD (năm 1997), 469USD (năm 2006), 618 USD (năm 2007)
+ FDI (biểu đồ)
+ Xuất nhập khẩu (biểu đồ)
Là điểm dừng chân của các Tour du lịch từ vùng phía Bắc xuống – nhiều tour du lịch đã được du khách công nhận như:
Tour du lịch: Căn cứ Tà Thiết – Nhà giao tế Lộc Ninh – Thác số 4. Tour Đồng Xoài – Trảng Cỏ - cụm thác trên sông Đồng Nai. Tour Đồng Xoài – Trảng Cỏ - Thác Voi – sóc Bombo. Đặc biệt với nhiều tour du lịch về nguồn, di tích lịch sử với nhiều chương trình tiết mục nghệ thuật của đồng bào dân tộc đặc sắc.
- Đơn vị hành chính có 08 huyện - thị, 99 xã, phường, thị trấn (86 xã, 5 phường, 8 thị trấn);
- Trung tâm hành chính: thị xã Đồng Xoài
KCN Tỉnh Bình Phước
Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Bắc
-
Thủ đô Hà Nội
14 khu công nghiệp -
Tỉnh Vĩnh Phúc
6 khu công nghiệp -
Tỉnh Quảng Ninh
4 khu công nghiệp -
Tỉnh Bắc Ninh
15 khu công nghiệp -
Thành phố Hải Phòng
5 khu công nghiệp -
Tỉnh Hưng Yên
5 khu công nghiệp -
Tỉnh Hải Dương
11 khu công nghiệp -
Hà Nam
2 khu công nghiệp -
Bắc Giang
1 khu công nghiệp -
Nam Định
2 khu công nghiệp
Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung
-
Thành Phố Đà Nẵng
6 khu công nghiệp -
Tỉnh Thừa Thiên Huế
4 khu công nghiệp -
Tỉnh Khánh Hòa
5 khu công nghiệp -
Tỉnh Quảng Ngãi
6 khu công nghiệp -
Tỉnh Quảng Nam
9 khu công nghiệp -
Tỉnh Bình Định
7 khu công nghiệp -
Tỉnh Phú Yên
4 khu công nghiệp -
Gia Lai
1 khu công nghiệp -
ĐĂK NÔNG
1 khu công nghiệp -
ĐĂK LĂK
1 khu công nghiệp -
KON TUM
0 khu công nghiệp -
Thanh Hoá
1 khu công nghiệp
Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Nam
-
Bình Thuận
6 khu công nghiệp -
Thành Phố Hồ Chí Minh
22 khu công nghiệp -
Tỉnh Đồng Nai
31 khu công nghiệp -
Tỉnh Bình Dương
28 khu công nghiệp -
Tỉnh Long An
36 khu công nghiệp -
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
11 khu công nghiệp -
Tỉnh Tây Ninh
4 khu công nghiệp -
Tỉnh Tiền Giang
5 khu công nghiệp