Đặt làm trang chủ    Thêm vào danh sách yêu thích
Ghi nhớ

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
Ngày: 7/29/2009 9:46:47 AM
Nhằm phát triển kinh tế với tốc độ cao, bền vững, đẩy nhanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của địa phương, phấn đấu đến năm 2015 hình thành cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; đến năm 2020 xây dựng Tiền Giang trở thành một tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh và quốc phòng luôn bảo đảm. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020. Ảnh: Cụm công nghiệp Bình Đông - Tiền Giang.

 
Mục tiêu về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng bình quân 12,5%/năm thời kỳ 2006 - 2020, trong đó giai đoạn 2006 - 2010, tăng bình quân 12% -13%/năm.

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.025 - 1.080 USD (giá thực tế), đến năm 2020 đạt khoảng 4.050 USD/người. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp.

Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 33% - 34%, Thương mại - Dịch vụ đạt 32% - 33% và tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn 33 - 35% trong GDP; đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng đạt 48,5%, thương mại - dịch vụ đạt 36,5%, nông, lâm, ngư nghiệp đạt 15,0%. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 400 triệu USD vào năm 2010 và trên 1 tỷ 800 triệu USD năm 2020; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân 17%/năm giai đoạn 2006 - 2010 và 16,2%/năm giai đoạn 2011 - 2020; giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 900 USD vào năm 2020.
 
Mục tiêu xã hội: Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn dưới 4% từ  năm 2010 và nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên khoảng 85% vào năm 2010 và trên 90% năm 2020Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% năm 2010 và khoảng 51% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn khoảng 10% năm 2010 và dưới 6% vào năm 2020. Đến năm 2010: 99,5% số hộ có điện sử dụng; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã và 85% được trải nhựa, bê tông. Đến năm 2020, 100% số hộ có điện sử dụng và 100% đường giao thông đến trung tâm xã được trải nhựa, bê tông.
 
Phát triển toàn diện nông nghiệp - nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát triển sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. Phấn đấu giá trị gia tăng toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 tăng bình quân trên 4,0%/năm; trong đó giai đoạn 2006 - 2010, ngành nông, lâm nghiệp tăng bình quân 4,3%/năm và ngành thuỷ sản tăng 6,0%/năm; đến năm 2020 tỷ trọng chăn nuôi chiếm trên 32% giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp và thủy sản chiếm trên 21% giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
 
Về phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: định hướng đến năm 2020, toàn Tỉnh có từ 7 đến 8 khu công nghiệp tập trung và khoảng 30 cụm công nghiệp địa phương được xây dựng với tổng diện tích chiếm đất khoảng 8.758 ha.
 
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2010 là 190,4 nghìn ha, chiếm 76,7% diện tích đất tự nhiên; và đến năm 2020 khoảng 182,8 nghìn ha, chiếm 73,7% diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp năm 2010 đạt 51,92 nghìn ha, chiếm 20,9% diện tích đất tự nhiên và đến năm 2020 khoảng 62,8 nghìn ha, chiếm 25,3% diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng đến năm 2010 còn khoảng 5,85 nghìn ha, chiếm 2,4% diện tích đất tự nhiên; và đến năm 2020 khoảng 2,59 nghìn ha, chiếm 1,0% diện tích đất tự nhiên. Đến năm 2020, mạng lưới đô thị của tỉnh bao gồm thành phố Mỹ Tho - đô thị loại I; thị xã Gò Công - đô thị loại III; thị trấn Cai Lậy - đô thị loại IV (năm 2010) và đô thị loại III (năm 2020); thị trấn Cái Bè, Tân Hiệp đô thị loại IV; các thị trấn còn lại là đô thị loại V. Nâng tỷ lệ đô thị hóa đạt 26% năm 2010 và 37% năm 2020.
(Nguồn:SQHKT TP.HCM)
   Tin tức khác
Trang Chủ | Tin Tức | Tìm Kiếm | So Sánh| Thỏa Thuận Sử Dụng | Tra cứu mã số thuế cá nhân | Liên hệ | User

CÔNG TY TƯ VẤN QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG
Trụ sở chính: 62L/36 Nguyên Hồng, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng: Số 48 Đường số 11, Khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
®Ghi rõ nguồn : http://viipip.com  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Giấp phép ICP số 60/GP-TTĐT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 05/04/2010.