Việt Nam có nhiều khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn so với một số nền kinh tế mới nổi khác tại Châu Á nhưng sẽ không hồi phục nhanh như ở Trung Quốc.
ANZ: "Việt Nam có nhiều khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn so với một số nền kinh tế mới nổi khác tại Châu Á do cơ cấu nền kinh tế mang tính mệnh lệnh, nhưng sẽ không hồi phục nhanh như ở Trung Quốc."
Ngân hàng ANZ vừa đưa ra bản phân tích kinh tế tháng 9/2009 của Việt Nam. Theo đó, ANZ cho rằng Việt Nam có nhiều khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn so với một số nền kinh tế mới nổi khác tại Châu Á do cơ cấu nền kinh tế mang tính mệnh lệnh, nhưng sẽ không hồi phục nhanh như ở Trung Quốc.
Theo ANZ, kinh tế Trung Quốc phục hồi một cách khá ấn tượng, phần lớn là nhờ vào bản chất nền kinh tế theo mệnh lệnh. Trong số các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, kinh tế Việt Nam có nét tương đồng nhất với Trung Quốc, cho thấy Việt Nam có khả năng có sự phục hồi tương tự.
Tuy nhiên, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục, khả năng lặp lại những kinh nghiệm của Trung Quốc là khó xảy ra.
Trước hết, Việt Nam có cán cân thanh toán yếu hơn Trung Quốc và phải dựa vào các nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI và vốn đầu tư gián tiếp) mà hiện nay đang bị suy giảm, để duy trì mức tăng trưởng cao.
Một số yếu tố cản trở hồi phục khác là tình hình tài chính của lĩnh vực công và sức mạnh bộ máy lập chính sách. Việt Nam sẽ hồi phục và có thể nhanh hơn một số nền kinh tế khác trong khu vực, nhưng sẽ khó có thể lặp lại sự phục hồi kinh tế như Trung Quốc.
ANZ cho rằng, Việt Nam công bố kế hoạch kích thích tài chính vào tháng 1/2009. Với mục tiêu hồi sinh nền kinh tế bằng việc kích thích tiêu dùng và đầu tư, bao gồm cả việc giảm thuế và hỗ trợ lãi suất cho kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản, giáo dục và y tế.
Về mặt chính sách tiền tệ, kế hoạch này bao gồm khoản trợ cấp 4% lãi suất cho các họat động cho vay trong những lĩnh vực trọng điểm. Các khoản trợ cấp này nằm trong ngân sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Về lĩnh vực tài chính, kế hoạch này bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như tạm thời hoàn thuế VAT và hoãn thuế. Giá trị của kế hoạch kích thích kinh tế năm nay tương đương 6 tỷ usd (100 nghìn tỷ VND), hoặc 6,8% GDP.
Việt Nam – Các biện pháp kích thích chính
|
Chính sách tài chính
|
Áp dụng giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp
|
Gia hạn thêm 9 tháng cho các khoản thuế phải nộp cho năm 2009
|
Tạm thời hoàn lại 90% thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm xuất khẩu trước khi nộp “các chứng từ thanh toán hợp lý”
|
Chính sách tiền tệ/Tài chính
|
Từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 1 năm 2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cắt giảm lãi suất cơ bản 6 lần từ 14% xuống 7%
|
Mức dự trữ bắt buộc giảm 1 điểm phần trăm đối với đồng Việt nam và 2 điểm phần trăm đối với ngoại tệ
|
Nới rộng giao động tỷ giá USD/VND trong tháng 11/ 2008 từ 2% đến 3%, và tăng lên 5% vào tháng 3 năm 2009
|
Hỗ trợ 4% lãi suất đối với các khoản tín dụng cấp trong thời gian tối đa là 8 tháng bắt đầu từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009
|
Chính sách xã hội
|
Bảo hiểm thất nghiệp đã được đưa ra ngày 1 tháng 1 năm 2009
|
Hỗ trợ những khoản vay không tính lãi dành cho các doanh nghiệp để trả lương, đóng bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.
|
Nguồn : Tổng hợp từ trang web các cơ quan Chính phủ Việt Nam.
Tăng trưởng ở Việt Nam phục hồi sau giai đoạn tăng trưởng thấp kỷ lục trong thập kỷ vào Quý 1. Mức tăng trưởng GDP giảm còn 3,1% ( so với cùng kỳ năm ngoái) trong Quý 1 do xuất khẩu suy giảm mạnh và tốc độ các hoạt động nội địa chủ yếu là các ngành sản xuất công nghiệp suy giảm đáng kể.
Sự tăng trưởng chậm cũng cho thấy tác động của chính sách thắt chặt thực hiện vào Quý 3 năm 2008 để đối phó với “khủng hoảng cán cân thanh toán mini” của Việt Nam cũng như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngày càng trở nên sâu sắc vào cuối năm ngoái. Nhờ chính sách kích thích phát huy được tác dụng, mức tăng trưởng đã đạt được mức 4,5% (so với cùng kỳ năm ngoái) trong Quý 2.
Ngoài ra, các chỉ số hoạt động kinh doanh nội địa gần đây đã tiếp tục được cải thiện. Công nghiệp sản xuất trong tháng 8 tăng trưởng 10,6% so với năm trước, gấp đôi mức tăng đầu năm.
Doanh thu bán lẻ thực tế (bao gồm cả mua sắm của gia đình và doanh nghiệp) tiếp tục tăng mạnh và hiện đã tăng lên trên 20%. Như chúng ta thấy ở những thị trường khác ở Châu Á, hiện nay sự tăng trưởng chủ yếu xuất phát từ thị trường nội địa.
Theo ANZ, lạm phát ở Việt Nam lại tái diễn do nguyên nhân từ các tác động căn bản và áp lực về cầu. Mặc dù, tỉ lệ lạm phát giảm so với mức của năm ngoái, từ mức đỉnh điểm là 27,9% vào tháng 9/2008 xuống mức 2,0% và tháng 8, những áp lực về giá lại bắt đầu gia tăng.
Về ngắn hạn, chỉ số giá tiêu dùng tăng đến mức 1¼% tới 1½% trên cơ sở xu hướng 3 tháng liên tiếp (tương ứng 5% đến 6%/năm) trong vòng vài tháng trở lại đây.
ANZ ước tính, Việt Nam vẫn có sự thiếu hụt sản lượng khoảng -2½ %, áp lực giá vừa phải sẽ tiếp tục gia tăng. Khi lạm phát gia tăng, lãi suất thực sẽ giảm, làm gia tăng động lực cho cầu, bao gồm cả nhập khẩu.
Trong lúc đó, lĩnh vực xuất khẩu vẫn ở mức tăng trưởng chậm. Như tại các thị trường khác ở Châu Á, xuất khẩu của Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ cuối năm ngoái. Các lô hàng xuất cảng trong tháng 8 đã giảm 18,9% so với năm ngoái.
Bên cạnh đó, nhập khẩu đã tăng trưởng trở lại trong tháng 8 – lần đầu tiên sau 10 tháng, tăng 5,1% so với năm ngoái. Linh kiện điện tử và hàng dược phẩm dẫn đầu trong các ngành hàng nhập khẩu trong khi nhập khẩu thép và dầu vẫn còn yếu.
Thâm hụt thương mại hàng tháng đáng kể lại xuất hiện. Từ chỗ thặng dư trong Quý 1, cán cân thương mại đã xấu đi nhanh chóng khi nhập khẩu bắt đầu hồi phục trong khi xuất khẩu vẫn còn yếu. Cụ thể, thâm hụt thương mại của tháng 8 là 1¾ tỷ đô la Mỹ, mức cao nhất kể từ tháng 5, 2008.
Thêm vào đó, biện pháp tạo đà nội địa cũng như thâm hụt thương mại liên tục 12 tháng qua đều đang xấu đi, mặc dù chúng ta vẫn còn cách xa so với mức thâm hụt xảy ra vào Quý 2, 2008.
Ngược lại, cán cân thương mại và cán cân tài khoản vãng lai của Trung Quốc duy trì ở mức thặng dư ổn định, mặc dù mức thặng dư này đã thu hẹp lại khi bắt đầu khủng hoảng mạnh mẽ vì xuất khẩu của nước này vẫn tiếp tục giảmvà áp lực lên tiền tệ vẫn còn ở cao.
Khi cán cân thương mại xấu đi, nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng rút bớt, ANZ cho rằng: đây là sự xảy ra đồng thời đáng lo ngại.
Ở Việt Nam, nguồn vốn nước ngoài chính cho tài khoản vãng lai là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các dòng đầu tư gián tiếp.
Tình hình phát triển kinh tế yếu đi tại các thị trường mẹ cũng như việc các nhà đầu tư không có khả năng phòng ngừa rủi ro VND trong dài hạn đã dẫn tới việc giải ngân FDI giảm xuống còn 22,5% trong tháng 7 ở mức $4,6 tỷ; số vốn FDI cam kết năm nay cũng giảm xuống còn khoảng 80% xuống mức 10,1 tỷ đô la Mỹ. Phản ánh mức lo ngại tăng cao trên toàn cầu về rủi ro, dòng tài sản cũng chậm lại một cách nhanh chóng và cho đến cuối tháng 7 chỉ bằng 1/4 mức của năm 2008 (114 triệu đô la Mỹ ròng).
Việc giảm đồng thời của 2 yếu tố đầu vào quan trọng này cho thấy khả năng Việt Nam có thâm hụt thương mại là rất hạn chế. Ngược lại, điều này rất có khả năng sẽ hạn chế mức tăng trưởng của nền kinh tế.
ANZ kết luận, Việt Nam có nhiều khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn so với một số nền kinh tế mới nổi khác tại Châu Á do cơ cấu nền kinh tế mang tính mệnh lệnh, nhưng sẽ không hồi phục nhanh như ở Trung Quốc.
Những yếu tố cản trở sự hồi phục là chủ yếu là những yếu tố từ bên ngoài và việc cung cấp tài chính cho cán cân thanh toán có nhiều khả năng không thuận lợi như những năm vừa qua, nhập khẩu và tăng trưởng sẽ tất yếu phải kìm lại.