Câu chuyện Tổng thống Mỹ mua một chiếc áo Made in VN có lẽ sẽ an ủi DN Việt phần nào sau chuyện không làm nổi ốc vít cho Samsung. Vấn đề là: Chúng ta sẽ kiên trì theo đuổi công cuộc làm ốc vít, cục sạc... cho DN FDI hay sẽ tìm tòi, làm ra sản phẩm mà thế giới nhìn vào sẽ biết Made by VN?
Vì sao chưa làm được ốc vít, cục sạc?
Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama mua áo sản xuất tại Việt Nam tặng phu nhân hồi đầu tháng 3 vừa qua, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng Made in Vietnam đã chinh phục được Tổng thống Mỹ, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định. “Tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam, người lao động Việt Nam hoàn toàn có thể làm ra sản phẩm có sức cạnh tranh và đang cạnh tranh tốt trên toàn cầu”, TS. Lộc tự tin.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam không đạt chuẩn cung cấp ốc vít, cục sạc... cho Samsung, TS. Lộc cho rằng “vừa phải, vừa không phải”. “Phải vì đúng là doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chỉ dùng những sản phẩm cung ứng như vậy. Còn không phải ở chỗ, nói doanh nghiệp Việt không đủ năng lực cung ứng các linh kiện như vậy thì không đúng với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam và khoa học công nghệ Việt Nam”, TS. Lộc giải thích tại Diễn đàn “Đẳng cấp quốc tế - Lời giải cho Sản phẩm Việt” diễn ra sáng 1/11.
“Tôi có trao đổi với Chủ tịch của Samsung Việt Nam hồi tuần trước. Tôi có nói khi người ta coi Việt Nam là quê hương thứ hai thì phải có trách nhiệm xây dựng quê hương này. Các tập đoàn đến đây không chỉ chờ đợi sẵn các nhà cung cấp mà phải hỗ trợ các doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp, tạo ra các nhà cung cấp và đồng hành với mình. Ông chủ tịch Samsung đồng ý với tôi quan niệm đó”, Chủ tịch VCCI bổ sung.
Một trong những lý do doanh nghiệp Việt loay hoay chưa làm được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong chuỗi giá trị toàn cầu, ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Kỹ thuật Thăng Long (Thanglongtech) cho rằng, không phải do chúng ta kém mà do thiếu sự liên kết với nhau.
Giải pháp ông Tuấn đưa ra là các doanh nghiệp phải tự cứu mình, tự tìm ra chiến lược và tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường. Trong chuỗi sản xuất cung ứng một sản phẩm, thay vì chỉ một doanh nghiệp đứng ra sản xuất thì có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác để chuyên môn hóa từng khâu, từng công đoạn sản xuất. Có như thế dù với vốn thấp doanh nghiệp vẫn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng trong sản phẩm phụ trợ toàn cầu.
Made in Vietnam hay Made by Vietnam?
Tuy nhiên, tham gia được vào chuỗi toàn cầu, làm ra được sản phẩm Made in Vietnam đã có thể đưa sản phẩm Việt Nam đạt đến đẳng cấp quốc tế? Câu trả lời được nhiều chuyên gia đưa ra là Không.
TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương lấy ví dụ: “Nói đến iPad, tất cả chúng ta đều nhắc đến Apple, nhưng tất cả các chi tiết của iPad đều không do Apple sản xuất. Trong khi Apple có giá trị gia tăng 40%/sản phẩm, thì Trung Quốc – đất nước sản xuất ra chỉ được nhận giá trị 5%. Cái quyết định ở đây là: Giá trị gia tăng, nghiên cứu và triển khai, thương hiệu. Cho nên, dù linh kiện được sản xuất ở đâu, iPad vẫn là của Apple”.
Vậy nên, dù cho Việt Nam có sản xuất được cục sạc hay ốc vít cho Samsung đi chăng nữa, thế giới vẫn không nhắc đến tên Việt Nam khi nói về sản phẩm này.
Đồng quan điểm trên, TS. Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế khẳng định chúng ta thừa sức để sản xuất con ốc vít, vấn đề là chúng ta có lựa chọn để làm hay không và có đáng để làm hay không.
“Tôi rất mong doanh nghiệp vươn lên, đạt được sản phẩm Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu.Nếu chúng ta tham gia và sản xuất chỉ con ốc vít và hơn thế nữa thì chúng ta chỉ chạy theo đuôi chuỗi giá trị toàn cầu. Cho nên tôi khẳng định chúng ta thừa khả năng để sản xuất con ốc cái vít, nhưng vấn đề là chúng ta có đáng làm hay không, có đúng sản phẩm then chốt hay không. Câu chuyện lại trở về việc lựa thế so sánh và lợi thế tương đối với sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn trong chuỗi giá trị toàn cầu” – ông Vũ Đình Ánh nói.
Tuy nhiên, đòn bẩy khoa học công nghệ, động lực để tạo ra được những sản phẩm cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa, quốc tế thì lại chưa được phần lớn doanh nghiệp trong nước chú trọng.
Ông Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết, nhìn lại bức tranh hiện trạng công nghệ trong doanh nghiệp và các ngành, lĩnh vực Việt Nam, trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như công nghệ thông tin - viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính - ngân hàng… phần lớn doanh nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ.
“Hiện nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến chiếm khoảng 12%, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, 88% doanh nghiệp còn lại có trình độ công nghệ thuộc dạng trung bình, thậm chí là lạc hậu”, ông Thanh trình bày.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2014, Việt Nam đứng thứ 68 trên 144 quốc gia xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, trong đó mức độ sẵn sàng về công nghệ đứng thứ 99, FDI và chuyển giao công nghệ thứ 93, mức độ hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp thứ 121 và khả năng tiếp cận công nghệ mới chỉ đứng thứ 123/144 quốc gia.
“Với thực trạng trình độ công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cải thiện năng lực cạnh tranh để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, và vì thế, cũng khó tồn tại bền vững trên thị trường nội địa, chưa nói tới chiếm lĩnh các thị trường khu vực và thế giới” – Thứ trưởng Trần Việt Thanh nói.Vì sao chưa làm được ốc vít, cục sạc?
Việc Tổng thống Mỹ Barack Obama mua áo sản xuất tại Việt Nam tặng phu nhân hồi đầu tháng 3 vừa qua, chúng ta có thể tự hào mà nói rằng Made in Vietnam đã chinh phục được Tổng thống Mỹ, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định. “Tôi nghĩ các doanh nghiệp Việt Nam, người lao động Việt Nam hoàn toàn có thể làm ra sản phẩm có sức cạnh tranh và đang cạnh tranh tốt trên toàn cầu”, TS. Lộc tự tin.
Việc các doanh nghiệp Việt Nam không đạt chuẩn cung cấp ốc vít, cục sạc... cho Samsung, TS. Lộc cho rằng “vừa phải, vừa không phải”. “Phải vì đúng là doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam chỉ dùng những sản phẩm cung ứng như vậy. Còn không phải ở chỗ, nói doanh nghiệp Việt không đủ năng lực cung ứng các linh kiện như vậy thì không đúng với năng lực của doanh nghiệp Việt Nam và khoa học công nghệ Việt Nam”, TS. Lộc giải thích tại Diễn đàn “Đẳng cấp quốc tế - Lời giải cho Sản phẩm Việt” diễn ra sáng 1/11.
“Tôi có trao đổi với Chủ tịch của Samsung Việt Nam hồi tuần trước. Tôi có nói khi người ta coi Việt Nam là quê hương thứ hai thì phải có trách nhiệm xây dựng quê hương này. Các tập đoàn đến đây không chỉ chờ đợi sẵn các nhà cung cấp mà phải hỗ trợ các doanh nghiệp trở thành nhà cung cấp, tạo ra các nhà cung cấp và đồng hành với mình. Ông chủ tịch Samsung đồng ý với tôi quan niệm đó”, Chủ tịch VCCI bổ sung.
Một trong những lý do doanh nghiệp Việt loay hoay chưa làm được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu trong chuỗi giá trị toàn cầu, ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Kỹ thuật Thăng Long (Thanglongtech) cho rằng, không phải do chúng ta kém mà do thiếu sự liên kết với nhau.
Giải pháp ông Tuấn đưa ra là các doanh nghiệp phải tự cứu mình, tự tìm ra chiến lược và tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường. Trong chuỗi sản xuất cung ứng một sản phẩm, thay vì chỉ một doanh nghiệp đứng ra sản xuất thì có thể hợp tác với các doanh nghiệp khác để chuyên môn hóa từng khâu, từng công đoạn sản xuất. Có như thế dù với vốn thấp doanh nghiệp vẫn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng trong sản phẩm phụ trợ toàn cầu.
Made in Vietnam hay Made by Vietnam?
Tuy nhiên, tham gia được vào chuỗi toàn cầu, làm ra được sản phẩm Made in Vietnam đã có thể đưa sản phẩm Việt Nam đạt đến đẳng cấp quốc tế? Câu trả lời được nhiều chuyên gia đưa ra là Không.
TS. Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương lấy ví dụ: “Nói đến iPad, tất cả chúng ta đều nhắc đến Apple, nhưng tất cả các chi tiết của iPad đều không do Apple sản xuất. Trong khi Apple có giá trị gia tăng 40%/sản phẩm, thì Trung Quốc – đất nước sản xuất ra chỉ được nhận giá trị 5%. Cái quyết định ở đây là: Giá trị gia tăng, nghiên cứu và triển khai, thương hiệu. Cho nên, dù linh kiện được sản xuất ở đâu, iPad vẫn là của Apple”.
Vậy nên, dù cho Việt Nam có sản xuất được cục sạc hay ốc vít cho Samsung đi chăng nữa, thế giới vẫn không nhắc đến tên Việt Nam khi nói về sản phẩm này.
Đồng quan điểm trên, TS. Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế khẳng định chúng ta thừa sức để sản xuất con ốc vít, vấn đề là chúng ta có lựa chọn để làm hay không và có đáng để làm hay không.
“Tôi rất mong doanh nghiệp vươn lên, đạt được sản phẩm Việt trong chuỗi giá trị toàn cầu.Nếu chúng ta tham gia và sản xuất chỉ con ốc vít và hơn thế nữa thì chúng ta chỉ chạy theo đuôi chuỗi giá trị toàn cầu. Cho nên tôi khẳng định chúng ta thừa khả năng để sản xuất con ốc cái vít, nhưng vấn đề là chúng ta có đáng làm hay không, có đúng sản phẩm then chốt hay không. Câu chuyện lại trở về việc lựa thế so sánh và lợi thế tương đối với sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn trong chuỗi giá trị toàn cầu” – ông Vũ Đình Ánh nói.
Tuy nhiên, đòn bẩy khoa học công nghệ, động lực để tạo ra được những sản phẩm cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa, quốc tế thì lại chưa được phần lớn doanh nghiệp trong nước chú trọng.
Ông Trần Việt Thanh – Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết, nhìn lại bức tranh hiện trạng công nghệ trong doanh nghiệp và các ngành, lĩnh vực Việt Nam, trừ một số lĩnh vực có tốc độ đổi mới công nghệ khá nhanh như công nghệ thông tin - viễn thông, dầu khí, hàng không, tài chính - ngân hàng… phần lớn doanh nghiệp nước ta vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới 2-3 thế hệ.
“Hiện nhóm doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến chiếm khoảng 12%, chủ yếu là các doanh nghiệp FDI, 88% doanh nghiệp còn lại có trình độ công nghệ thuộc dạng trung bình, thậm chí là lạc hậu”, ông Thanh trình bày.
Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2014, Việt Nam đứng thứ 68 trên 144 quốc gia xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu, trong đó mức độ sẵn sàng về công nghệ đứng thứ 99, FDI và chuyển giao công nghệ thứ 93, mức độ hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp thứ 121 và khả năng tiếp cận công nghệ mới chỉ đứng thứ 123/144 quốc gia.
“Với thực trạng trình độ công nghệ và hoạt động đổi mới công nghệ như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cải thiện năng lực cạnh tranh để nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, và vì thế, cũng khó tồn tại bền vững trên thị trường nội địa, chưa nói tới chiếm lĩnh các thị trường khu vực và thế giới” – Thứ trưởng Trần Việt Thanh nói.