Bloomberg: Công xưởng mới của châu Á là Việt Nam
Ngày: 4/6/2015 1:03:26 PM
Bây giờ bạn có thể nói xin chào gã khổng lồ công xưởng của châu Á với một quốc gia mới là Việt Nam.
Nếu nghĩ rằng “gã khổng lồ” công xưởng của châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc hay Thái Lan thì hiện tại bạn có thể nói “xin chào” với một quốc gia mới là Việt Nam.
Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg thì: "Nếu nghĩ rằng gã khổng lồ công xưởng của châu Á là Trung Quốc, Hàn Quốc hay Thái Lan thì bây giờ bạn có thể nói xin chào với một quốc gia mới là Việt Nam".
Chỉ số PMI của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất mỗi tháng đã liên tiếp tăng lên trên 50 điểm kể từ tháng 8/2013 theo đánh giá của HSBC và Markit Economics.
Đây là thành tích cực kỳ đáng nể so với bất kỳ quốc gia châu Á nào khác mà HSBC và Markit theo dõi. Đối lập lại đó, PMI của Trung Quốc trong cùng kỳ lại giảm 8 tháng liên tiếp và PMI của Thái Lan cũng giảm 22 tháng liên tiếp tính đến tháng 1/2015.
“Vấn đề nằm ở những cải thiện đáng kể về điều kiện kinh doanh đã giúp gia tăng cả về đầu ra lẫn số đơn đặt hàng mới”, HSBC và Markit nói trong tuyên bố vừa mới phát hành. Các công ty Việt Nam có thể đáp ứng những đơn hàng mới từ cả khách hàng trong nước và nước ngoài và “đà giảm giá hàng hóa trên thị trường thế giới cũng là điều kiện tốt giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp”, Andrew Harker – Kinh tế trưởng của Markit nói.
Vào năm ngoái, Việt Nam cũng chính thức trở thành nước xuất khẩu đến Mỹ lớn nhất trong số 10 quốc gia Đông Nam Á. Với lớp dân số trẻ và chi phí rẻ hơn Trung Quốc, Việt Nam đang thu hút những tập đoàn lớn như Samsung, Intel và Siemens và nhiều nhà sản xuất quần áo, dày dép khác.
Một số lợi thế của Việt Nam gồm:
- Lương trung bình của Việt Nam thấp: Lương trung bình tháng là 197 USD vào năm 2013, so với mức 391 USD của Thái Lan và 613 USD của Trung Quốc.
- Dân số trẻ: Chỉ 6% dân số Việt Nam là trên 65 tuổi so với con số tương tự của Trung Quốc và Thái Lan là 10% và Hàn Quốc là 13%.
Dĩ nhiên, các nhà máy hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là những ngành sản xuất sản phẩm cấp thấp như vải sợi, quần áo, thiết bị nội thất và điện tử. Tuy nhiên điều này sẽ sớm thay đổi khi các công ty đầu tư nhiều hơn đào tạo, nghiên cứu và phát triển.
(Nguồn:Trí thức trẻ vs Phương Linh)