Nhiều lo ngại đã được nêu ra trước bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu với thế giới từ năm 2016, trong đó, có ý kiến cho rằng, Việt Nam cần bỏ Tết Âm lịch.
Theo báo cáo của Nielsen, các nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn là các quốc gia tự tin và lạc quan nhất toàn cầu.
Việt Nam vẫn giữ vị trí quốc gia tiết kiệm nhất thế giới với 79% người tiêu dùng khẳng định sẽ tiết kiệm (+1 điểm so với quý III), tiếp đến là Indonesia, Philippines và Singapore.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam đã có sự cải thiện trong quý IV/2015 với 108 điểm, tăng 3 điểm so với quý III/2015. Kết quả này đã giúp Việt Nam tăng lên đứng hạng thứ 6 toàn cầu về mức độ lạc quan của người tiêu dùng, theo báo cáo mới nhất của công ty thông tin và đo lường toàn cầu Nielsen.
Doanh nghiệp ít đầu tư vào nông nghiệp vì “kẹt” ở chính sách
Theo ý kiến các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp chưa mặn mà trong đầu tư vào nông nghiệp là vướng mắc về cơ chế chính sách trong nông nghiệp, nông thôn.
Mặc dù nông nghiệp là ngành có lợi thế trong hội nhập, với nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch xuất khẩu cao như: gạo, cà phê, hạt tiêu, thủy sản, gỗ và các sản phẩm lâm sản… thế nhưng số doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay còn rất hạn chế, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp ước tính hiện chỉ chiếm khoảng 6% trên tổng vốn đầu tư của cả nền kinh tế.
Đại gia dầu khí tháo chạy khỏi Việt Nam
Nhiều “ông lớn” dầu khí nước ngoài đang lần lượt rút lui khỏi các dự án lọc dầu nhiều tỷ đô ở Việt Nam do một phần lo ngại giá dầu khó phục hồi.
Những thương vụ tiêu biểu có thể kể đến như: Tập đoàn Gazprom Neft (GPN - Nga) đã chính thức có thông báo không tiếp tục đàm phán việc chuyển nhượng 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Hay như dự án lọc hóa dầu Nhơn Hội với quy mô đầu tư lên tới 22 tỷ USD, đã hơn 4 năm kể từ khi siêu dự án lọc dầu này được hé lộ và gây xôn xao dư luận, tiến độ dự án này vẫn chỉ dừng lại ở bản kế hoạch trên giấy.
Dự án lọc dầu gần 4 tỷ USD ở Bà Rịa Vũng Tàu là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Qatar (QP). QP đã chính thức rút khỏi dự án Tổ hợp lọc hóa dầu Long Sơn với lý do là nằm trong định hướng tái cơ cấu và thay đổi chiến lược phát triển của QP.
Muốn kinh tế hội nhập, cần bỏ Tết âm lịch
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, người có nhiều năm làm việc tại Mỹ, với những hệ lụy tiêu cực rất lớn tác động đến kinh tế - xã hội sau kỳ nghỉ kéo dài và thời gian chuẩn bị, chuyên gia cho rằng muốn có nền kinh tế hội nhập, cần phải bỏ Tết âm lịch.
Theo “thông lệ” hàng năm, cứ sau Tết người lao động, đặc biệt là công nhân không chịu đi làm sau Tết hoặc đi làm không đầy đủ khiến không ít ông chủ phải quỳ lạy mong họ đảm bảo tiến độ công việc.
Ông Hiếu cho rằng nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất chính là kỳ nghỉ Tết kéo dài. Kỳ nghỉ Tết dài có nhiều lợi ích nhưng thiệt hại thì nhiều hơn. Kỳ nghỉ Tết dài tạo ra nhiều hệ lụy như khiến con người trì trệ trong công việc, lười biếng không muốn trở lại với công việc.
“Trong năm 2016 tỷ lệ thu hồi nợ thuế sẽ cao hơn năm trước”
Mặc dù đạt được mức thu hồi nợ thuế cao trong năm 2015, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2014 nhưng lãnh đạo Tổng cục Thuế tin tưởng, tỷ lệ thu hồi nợ trong năm 2016 sẽ còn cao hơn thế.
Lời hứa thu hồi 34.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2015 của vị tư lệnh ngành tài chính, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trước Quốc hội đã thành hiện thực và thậm chí số thực thu còn nhiều hơn thế (hơn 39.000 tỷ đồng).
Và, cũng trong năm 2015, một năm gấp gáp chưa từng có của ngành thuế, một lời hứa khác cũng đã vượt quá mong đợi, đó là số giờ nộp thuế không quá 121,5 giờ, hiện chỉ còn 117 giờ. (Xem tiếp)
Cần có kịch bản giá dầu giảm sâu
Giá dầu Mỹ cuối tuần qua bất ngờ tăng 12% nhưng tới hôm qua lại giảm đi 1,7%, còn 28,95 USD/thùng và chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ trở về với mức 40 USD/thùng.
Bộ Tài chính hoặc Bộ KH-ĐT cần phải tính toán cụ thể, đưa ra những kịch bản lợi, hại như thế nào, chẳng hạn nếu sắp tới xuống còn 25, 20 USD/thùng thì sao. Nếu không giá giảm xuống thấp hơn nữa sẽ đối phó không kịp.
Những ngành đầu tư dễ kiếm tiền trong năm 2016
Công nghệ thông tin, cảng biển, bất động sản là những "ngôi sao sáng" thu hút được giới đầu tư trong bối cảnh nhiều thách thức vẫn bủa vây kinh tế năm 2016.
Các phân tích của các công ty chứng khoán có chung nhận định ngành ngân hàng sẽ không tăng trưởng nóng trong năm nay. Thay vào đó, công nghệ, bất động sản, xây dựng, sữa, cảng biển, dệt may, điện… có nhiều triển vọng do bối cảnh hội nhập mang lại.