Đặt làm trang chủ    Thêm vào danh sách yêu thích
Ghi nhớ

‘Lệch pha’ đầu tư cao tốc
Ngày: 12/4/2019 11:55:49 AM
Bộ GTVT vừa trình Chính phủ điều chỉnh, bổ sung thêm nhiều tuyến cao tốc vào quy hoạch mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Cao tốc lên miền núi phía bắc đã được đầu tư khá đồng bộ
/// Ảnh: Mai Hà
 
Một lần nữa câu hỏi về tính ưu tiên, hiệu quả lại đặt ra, khi bức tranh cao tốc hiện nay đang trong tình trạng nơi cần thì thiếu, nơi kém hiệu quả thì thừa.

Phía bắc được ưu tiên

Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác

TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

Bộ GTVT cho rằng, cần thiết phải nghiên cứu bổ sung thêm một số tuyến cao tốc làm cơ sở để triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư cho các dự án dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, đối với hệ thống đường cao tốc phía bắc, bổ sung tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên dài 370 km, Chợ Mới - TP.Bắc Cạn dài 34 km, tuyến nối Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 81 km. Tại khu vực miền Trung sẽ bổ sung tuyến cao tốc từ Ngọc Hồi - cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) dài 21 km, khu vực miền Nam bổ sung thêm 4 tuyến mới gồm Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát dài 65 km, Trung Lương - Bến Tre dài 50 km, Hồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài 166 km, kéo dài tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng tới cảng Trần Đề dài khoảng 30 km.
Ngoài ra, Bộ GTVT xin điều chỉnh tiến độ đầu tư một số đoạn cao tốc sau năm 2030 về trước năm 2030 gồm các đoạn Trà Lĩnh - Đồng Đăng, Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh và Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau. Tổng cộng các tuyến cao tốc dự kiến được bổ sung và điều chỉnh tiến độ về trước năm 2030 là 1.365 km.
‘Lệch pha’ đầu tư cao tốc - ảnh 1

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang

Ảnh: Gia Hân

Dễ nhận thấy, trong danh sách bổ sung các tuyến cao tốc vào quy hoạch này, khu vực phía bắc vẫn được ưu tiên với chiều dài chiếm gần 2/3, còn lại là khu vực phía nam và miền Trung, Tây nguyên. Đây cũng là thực trạng chung “lệch pha” trong đầu tư cao tốc hiện nay.
Chỉ tính riêng Hà Nội, đã có 5 tuyến cao tốc nối thẳng hình nan quạt tạo thành mạch máu với các vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đã đi vào khai thác. Trong khi đó, đánh giá về hiệu quả sinh lời kinh tế theo nghiên cứu VITRANSS 2 do JICA phối hợp với Bộ GTVT thực hiện trước đây, nhiều tuyến cao tốc phía bắc được đánh giá là suất sinh lời kinh tế thuộc dạng thấp nhất trong hệ thống cao tốc cả nước, như Thái Nguyên - Chợ Mới (5,8%), Hòa Lạc - Hòa Bình (7,3%).
Đáng chú ý, nhiều tuyến cao tốc phía nam dù được đánh giá có suất sinh lời kinh tế thuộc dạng cao nhất cả nước như Biên Hòa - Vũng Tàu (24,4%), TP.HCM - Mộc Bài (16,4%), Long Thành - Nhơn Trạch - Bến Lức (15,9%), đường Vành đai 3 TP.HCM (13,7%), tới nay vẫn chưa triển khai.

 

(Nguồn:TNO)
   Tin tức khác
Trang Chủ | Tin Tức | Tìm Kiếm | So Sánh| Thỏa Thuận Sử Dụng | Tra cứu mã số thuế cá nhân | Liên hệ | User

CÔNG TY TƯ VẤN QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG
Trụ sở chính: 62L/36 Nguyên Hồng, Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng: Số 48 Đường số 11, Khu phố 6, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM
®Ghi rõ nguồn : http://viipip.com  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Giấp phép ICP số 60/GP-TTĐT do Bộ Thông Tin và Truyền Thông cấp ngày 05/04/2010.