Đặt làm trang chủ    Thêm vào Favorites
Khu Công Nghiệp Thành Phố Đà Nẵng
Danh Mục
Hướng dẫn đầu tư
 Cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và nước ngoài
 
1. Cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước:
* Thủ tục, hồ sơ:
- Đơn đăng ký dự định đầu tư;
- Dự án đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy uỷ quyền (nếu có);
- Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất;
- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính gồm: giấy chứng nhận số dư tài khoản cá nhân; cam kết hổ trợ vốn của ngân hàng; cam kết góp vốn bổ sung của các cổ đông; các loại giấy tờ có giá trị khác (nếu có).
 
2. Cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài:
Việc cấp Giấy phép đầu tư được thực hiện theo một trong hai quy trình sau:
- Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư: Áp dụng cho các dự án đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 105 của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ.
- Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư: Áp dụng cho các dự án còn lại.
 
a. Thủ tục, hồ sơ:
* Đăng ký cấp Giấy phép đầu tư:
Hồ sơ được lập thành 05 bộ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc, mỗi bộ hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký cấp Giấy phép đầu tư;
- Hợp đồng liên doanh và Điều lệ doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên.
 
*Thẩm định cấp Giấy phép đầu tư:
Hồ sơ được lập thành 12 bộ đối với dự án nhóm A và 08 bộ đối với dự án nhóm B (dự án nhóm A và nhóm B được xác định theo quy định tại Điều 114 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ và Nghị định 27/2004/NĐ-CP về việc điều chỉnh, bổ sung Nghị định 24/2000/NĐ-CP,) trong đó có ít nhất 01 bộ gốc, mỗi bộ gồm:
 
- Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư;
- Hợp đồng liên doanh và Điều lệ doanh nghiệp liên doanh hoặc Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Giải trình kinh tế kỹ thuật;
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên liên doanh, các Bên hợp doanh, nhà đầu tư nước ngoài.
- Các tài liệu liên quan đến chuyển giao công nghệ (nếu có);
- Tuỳ từng trường hợp cụ thể hồ sơ dự án có thể được bổ sung thêm một số văn bản liên quan như:
 
• Quy hoạch mặt bằng nhà xưởng và văn bản phê duyệt quy hoạch (nếu có);
• Các tài liệu liên quan đến đánh giá tác động môi trường của dự án (nếu dự án thuộc danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Pháp luật bảo vệ môi trường);
 
• Đối với các dự án có số lượng các hạng mục xây dựng nhiều và phức tạp, cần phải có thiết kế sơ bộ phương án kiến trúc (trong giải trình kinh tế kỹ thuật).
 
Chủ đầu tư (hoặc đại diện Chủ đầu tư) nộp hồ sơ đăng ký (hoặc thẩm định) cấp Giấy phép đầu tư tại Bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ cụ thể trước khi nhận. Nếu hồ sơ chưa đúng hoặc chưa đầy đủ thì công chức tại Bộ phận tiếp nhận hướng dẫn cụ thể cho chủ đầu tư bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và đúng theo quy định thì tiếp nhận và ghi giấy biên nhận cho người nộp (ghi cụ thể, chi tiết hồ sơ). Hồ sơ sẽ được chuyển cho lãnh đạo Ban (trong ngày) để lãnh đạo Ban xem xét và phân công cho Phòng nghiệp vụ liên quan xử lý.
 
- Tuỳ theo đặc điểm của từng dự án, lãnh đạo BQL sẽ tổ chức xem xét đánh giá dự án, trong trường hợp cần thiết sẽ mời các Sở, Ban, ngành và Công ty Phát triển hạ tầng có liên quan để trao đổi thêm thông tin hoặc giải quyết trực tiếp các vướng mắc của dự án và hướng dẫn bổ sung hồ sơ. Hoặc mời chủ đầu tư đến BQL để báo cáo làm rõ thêm dự án.
 
- Nếu là dự án vào các KCN do UBND thành phố Đà Nẵng đầu tư (Hòa Khánh, Hòa Cầm, dịch vụ thủy sản Đà Nẵng...), sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, BQL sẽ báo cáo ngay cho Thường trực UBND thành phố để xin ý kiến chấp thuận việc bố trí đất tại các KCN này. Khi có văn bản chấp thuận của UBND thành phố, BQL cấp ngay Giấy phép đầu tư.
 
- Nếu là dự án đầu tư vào KCN do các Chủ đầu tư khác đầu tư (KCN Đà Nẵng, Hoà Khánh mở rộng, Liên Chiểu), sau khi nhà đầu tư ký hợp đồng thuê lại đất với công ty LD MASSDA, Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn Đà Nẵng, BQL sẽ xem xét hồ sơ đầu tư và lập thủ tục cấp Giấy phép đầu tư.
 
- Đối với các dự án thuộc nhóm A hoặc các dự án thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ KH-ĐT, sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, BQL sẽ có văn bản báo cáo Bộ KH&ĐT để xin phép ủy quyền, đồng thời báo cáo Thường trực UBND thành phố (nếu đăng ký vào các KCN do Thành phố đầu tư) để xin ý kiến chấp thuận về việc bố trí đất tại các KCN này. Ngay sau khi có văn bản đồng ý của các cơ quan cấp trên, BQL sẽ lập thủ tục cấp Giấy phép đầu tư.
 
- Giấy phép đầu tư sẽ được chuyển cho Bộ phận tiếp nhận để trả cho chủ đầu tư đúng theo thời gian qui định.
b. Thời gian giải quyết:
- Dự án thuộc thẩm quyền của UBND thành phố:
+ Dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tư: 05 ngày.
+ Dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư: 10 ngày.
- Dự án thuộc thẩm quyền của Bộ KH-ĐT: 30 ngày.
 
3. Những điều hướng dẫn chủ dầu tư cần chú ý khi lập hồ sơ dự án:
- Đối với các văn bản xác nhận tư cách pháp lý, là thể nhân phải có:
+ Lý lịch tư pháp;
+ Hộ chiếu (nếu là thể nhân nước ngoài);
+ Giấy phép thành lập Công ty;
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Việc góp vốn giữa các bên tham gia liên doanh, hợp doanh:
+ Nếu góp vốn bằng công nghệ thì phải nêu rõ giá trị của công nghệ mà các bên đã thoả thuận;
+ Nếu góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có văn bản chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp;
+ Trường hợp góp vốn bằng tài sản công (bên Việt Nam) phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;
+ Hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên ký từng trang và trang cuối có đóng dấu.
- Trường hợp các nhà đầu tư sử dụng các thiết bị đã qua sử dụng phải nộp kèm theo hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư biên bản giám định kỹ thuật thiết bị nêu trên.
- Các tài liệu liên quan đến đánh giá tác động môi trường của dự án:
 
* Các dự án đầu tư trong và ngoài nước đều phải nộp hồ sơ đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho Ban Quản lý để Ban Quản lý chuyển cho cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường xem xét, phê chuẩn bản đăng ký tiêu chuẩn môi trường:
 
+ Đơn đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (03 bản, nếu là dự án đầu tư nước ngoài phải có thêm 01 bản tiếng Anh);
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc giải trình kinh tế kỹ thuật của dự án (01 bản).
- Đơn xin cấp Giấy phép đầu tư, Điều lệ doanh nghiệp liên doanh, Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Điều lệ doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài phải làm theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-Phân nhóm dự án có vốn đầu tư nước ngoài đượcthực hiện theo quy định tại Điều 114 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ:
 
Dự án nhóm A gồm:
+ Các dự án không phân biệt quy mô vốn dầu tư thuộc các lĩnh vực:
• Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, KCX, KCNC, Khu đô thị, dự án BOT, BTO, BT;
• Xây dựng và kinh doanh cảng biển, sân bay; kinh doanh vận tải đường biển, hàng không;
• Hoạt động dầu khí;
• Dịch vụ bưu chính viễn thông;
• Văn hoá, xuất bản, báo chí, truyền thanh, truyền hình; cơ sở khám, chữa bệnh; giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học; sản xuất thuốc chữa bệnh cho người;
• Bảo hiểm, tài chính, kiểm toán, giám định;
• Thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm;
• Xây dựng nhà ở để bán;
 
• Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
+ Các dự án có vốn đầu tư từ 40 triệu USD trở lên thuộc các ngành điện, khai thác, luyện kim, xi măng, cơ khí chế tạo, hoá chất, khách sạn, căn hộ văn phòng cho thuê, khu vui chơi giải trí, du lịch;
+ Các dự án sử dụng đất đô thị từ 5 ha trở lên và các loại đất khác từ 50 ha trở lên.
- Dự án nhóm B là các dự án không nằm trong danh mục các dự án nêu trên.
 
4. Đăng ký hoạt động:
a. Thủ tục, hồ sơ:
- Văn bản đăng ký hoạt động chính thức (theo mẫu hướng dẫn do BQL cung cấp);
- Giấy Chứng nhận môi trường, PCCC (bản sao có công chứng);
- Đăng ký chế độ kế toán;
- Đăng ký danh sách lao động đã tuyển;
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án đầu tư đến thời điểm hoàn công.
 
b. Quy trình giải quyết:
Chủ đầu tư (hoặc đại diện Chủ đầu tư) nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ cụ thể trước khi nhận. Nếu hồ sơ chưa đúng hoặc chưa đầy đủ thì công chức tại Bộ phận tiếp nhận hướng dẫn cụ thể cho chủ đầu tư bổ sung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ và đúng theo quy định thì tiếp nhận và ghi giấy biên nhận cho người nộp (ghi cụ thể, chi tiết hồ sơ). Hồ sơ sẽ được trình lãnh đạo Ban xem xét để phân công cho Phòng nghiệp vụ liên quan xử lý. 
 
c. Thời gian giải quyết: 05 ngày, kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
KCN Thành Phố Đà Nẵng
VIIPIP PROPERTIES

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Bắc

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Trung

Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Miền Nam

MEKONG DELTA

Trang Chủ | Tin Tức | Tìm Kiếm | So Sánh| Thỏa Thuận Sử Dụng | Tra cứu mã số thuế cá nhân | Liên hệ

CÔNG TY TƯ VẤN QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG
KK11 Ba Vì, Phường 15, Quận 10 - Thành Phố Hồ Chí Minh
®Ghi rõ nguồn : http://viipip.com  khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.